Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế

Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế bao gồm những chất nào? Và những chất phụ gia này được quy định sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm mà vẫn đem lại màu sắc cũng như hương vị tuyệt vời cho các món ăn? Hãy cùng Numeco tìm hiểu nhé!

Quy định chung về Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế

Phạm vi điều chỉnh

Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế 01
Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế 01

Quy định này quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu và phụ gia nhập khẩu. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm

Đối tượng áp dụng

Quy định này bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức cá nhân sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm, kinh doanh thực phẩm và phụ gia thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.

Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng

Trong Quy định phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số từ ngữ về phụ gia cũng như các lưu ý về chúng sau đây nhé:

a) Phụ gia thực phẩm (food additive):

Những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

b) Hệ thống đánh số quốc tế

Ký hiệu được Ủy ban Codex về thực phẩm xác định cho mỗi chất phụ gia khi xếp chúng vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm.

c) Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (Acceptable Daily Intake – ADI) là lượng xác định của mỗi chất phụ gia thực phẩm được cơ thể ăn vào hàng ngày thông qua thực phẩm hoặc nước uống mà không gây ảnh hưởng có hại tới sức khoẻ. ADI được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.

Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế 02
Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế 02

d) Giới hạn tối đa trong thực phẩm:

Mức giới hạn tối đa của mỗi chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm.

e) Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices – GMP) là việc đáp ứng các yêu cầu sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất, xử lý, chế biến, bảo quản, bao gói, vận chuyển thực phẩm, bao gồm:

– Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng;

– Lượng chất phụ gia được sử dụng trong trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển có thể trở thành một thành phần của thực phẩm nhưng không ảnh hưởng tới tính chất lý hoá hay giá trị khác của thực phẩm;

– Lượng phụ gia thực phẩm sử dụng phải phù hợp với công bố của nhà sản xuất đã được chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

f) Các chất trong Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định này được gọi tắt là “phụ gia thực phẩm trong danh mục”.

Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm Bộ Y tế được quy định rất rõ trong các thông tư Chính Phủ, các Bộ Ban ngành, Vậy nên, để có được sức khỏe tốt, các bạn cần nắm cơ bản danh mục này và biết cách để phòng tránh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888 509 588