Chất bảo quản được coi là một trong những chất hóa học cực kỳ quen thuộc trong việc bảo quản các loại thực phẩm, dược phẩm… Chúng sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn để từ đó giúp sản phẩm giữ được thành phần và tính chất vốn có. Vậy phải sử dụng chất bảo quản như thế nào hiệu quả và an toàn? Cần lưu ý gì và cần nắm được như tác hại nào?
Cách sử dụng hiệu quả chất bảo quản
Hiện nay chất bảo quản thực phẩm, dược phẩm… đã trở nên cực kỳ phổ biến và được sử dụng nhiều. Tuy nhiên chất bảo quản mặc dù có tác dụng giúp sản phẩm giữ được độ tươi ngon vốn có nhưng nếu không sử dụng đúng cách chúng cũng sẽ gây ra những tác hại không mong muốn.
Vì vậy khi sử dụng chất bảo quản bạn cần lưu ý dựa vào bản chất của sản phẩm chế biến và liệu lượng được khuyến cáo. Theo đó, mỗi loại sản phẩm, mỗi chất bảo quản sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Thông thường cách loại chất bảo quản đều được phép sử dụng với một liều dùng nhất định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng chất bảo quản
Sử dụng chất bảo quản không hề khó. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để vừa giúp sản phẩm giữ được bản chất, tính chất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng mới là điều quan trọng.
Vì vậy khi sử dụng bạn cần lưu ý không nên trộn nhiều loại chất bảo quản cho cùng một sản phẩm. Lý do là các chất bảo quản khi tiếp xúc với nhau có thể xảy ra các phản ứng hóa học hoặc một số tác động vật lý nào đó. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy bạn chỉ sử dụng tốt nhất một loại chất bảo quản trên một sản phẩm để đảm bảo hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.
Một số tác hại của chất bảo quản
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất bảo quản khác nhau. Để có thể sử dụng đúng cách bạn cần nắm được những tác hại của một số chất bảo quản như sau:
- Chất bảo quản Sorbic acid: Nếu sử dụng quá liều lượng sẽ gây hiện tượng tích tụ trong các cơ quan của cơ thể như gan, mật. Nếu sự tích tụ trong thời gian dài sẽ có khả năng gây ung thư.
- Chất bảo quản Potassium sorbate: Nếu sử dụng quá nhiều chúng sẽ tích tụ trong các mô ở cơ thể và có thể gây ung thư ở người hoặc có thể gây đột biến.
- Chất bảo quản Sodium benzoate: Nếu kết hợp với vitamin C chúng sẽ tạo thành benzen, đây là một chất gây ung thư. Đặc biệt, Sodium benzoate còn liên quan tới bệnh bạch cầu và chứng tăng động ở trẻ.
- Chất bảo quản Calcium propionate: Nếu sử dụng nhiều có thể gây đau đầu, đau nửa đầu. Chúng có thể làm tăng sản xuất glucagon, insulin và dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Hiện nay sử dụng chất bảo quản đã giúp cho các loại thực phẩm, hóa mỹ phẩm… giữ được nguyên tính chất. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về cách sử dụng, tác hại để có phương án sử dụng đúng cách.