Chất làm đặc là gì?

Trong ngành mỹ phẩm, thực phẩm hiện nay có một số hóa chất được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn nhất định cho sản phẩm. Các chất được sử dụng đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả và không gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Trong nhiều chất hiện nay không thể không kể đến chất làm đặc. Vậy chất làm đặc là gì? Phân loại và ứng dụng của chúng ra sao?

Chất làm đặc là gì?

Trong ngành mỹ phẩm, thực phẩm hay dược phẩm có rất nhiều các loại phụ gia được sử dụng để tăng hiệu quả của sản phẩm và tạo ra được sản phẩm như mong muốn. Ngoài chất bảo quản, chất nhũ hóa thì hiện nay chất làm đặc cũng được sử dụng phổ biến. Vậy chất làm đặc là gì?

Chất làm đặc có dạng bột
Chất làm đặc có dạng bột, hơi ngả vàng

Chất làm đặc có tên tiếng Anh là CarboxyMethyl cellulose (CMC). Đây là một loại hợp chất được sử dụng rộng rãi với chức năng như một chất làm đặc, chất kết dính. Bạn sẽ thấy chúng có dạng bột trắng, màu hơi ngả vàng. Chất làm dày có thể tan trong nước và rượu chứ không thể tan trong ethanol.

Phân loại và ứng dụng của các chất làm đặc phổ biến hiện nay

Hiện nay chất làm đặc được sử dụng rất nhiều trong ngành dược mỹ phẩm, thực phẩm. Có thể kể đến một số chất làm đặc phổ biến như:

  • Xanthan Gum: Xanthan Gum được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược mỹ phẩm, công nghiệp dầu mỏ… Xanthan Gum sẽ được sử dụng để làm dày, đông đặc các loại kem hoặc có thể được sử dụng như một chất tạo béo giả mà không có giá trị dinh dưỡng. Xanthan Gum được sử dụng trong ngành thực phẩm và không có độc tính.
  • Carrageenan: Trên thực tế, Carrageenan được chiết xuất từ rong đỏ hoặc rong sụn. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cụ thể, Carrageenan được sử dụng trong sản xuất sữa và các sản phẩm thịt bởi chúng có khả năng liên kết tốt cùng với các protein thực phẩm.
  • Konjac Gum: Là một phụ gia dạng bột, màu trắng hoặc ngả vàng, không mùi, được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm. Chúng có độ đàn hồi cao và thường được sử dụng trong ngành thực phẩm chay, thạch 3 màu hoặc các loại thạch rau câu.
Chất làm đặc có độ nhớt dính lớn
Chất làm đặc có độ nhớt dính lớn

Các loại chất làm đặc hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Thông thường chúng không gây hại nếu được sử dụng đúng liều lượng. Do đó tùy vào mục đích nhất định  mà sẽ có định lượng khác nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kinh doanh, phân phối chất làm đặc. Một trong số đó là Công ty Numeco – đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại chất phụ gia chất lượng như chất làm đặc, chất bảo quản, chất nhũ hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo